-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách bài trí bàn Thờ Thần Tài Ngày Tết Dinh LỘC VỀ QUANH NĂM
Ngày đăng: 24/11/2020Không giống bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài ngày Tết có cách bài trí đặc biệt và tuân theo một quy định chung. Vì vậy, vào mỗi dịp năm hết tết đến những gia đình có bàn thờ thần tài cần chú ý đến vấn đề này để năm mới có nhiều tài lộc đến với gia đình hơn.
Tết đến xuân về nhà nhà thi nhau sắm tết, trang trí bàn thờ tổ tiên. Tuy nhiên, không ít người lại cảm thấy phân vân khi không biết chuẩn bị gì và trang trí như thế nào cho bàn thờ thần tài khi năm hết Tết đến. Hãy theo dõi bài viết của Xưởng Gỗ Đẹp sẽ hướng dẫn chi tiết cách trang trí bàn thờ Thần Tài trong ngày Tết.
Bàn thờ thần tài ngày tết cần chuẩn bị những gì?
Về cơ bản vào ngày vía Thần tài những vật dụng cần có như: Hoa cắm bình, 1 con cá lóc nướng, 1 con tôm, 1 con cua, 1 miếng thịt lợn, 1 đĩa quả, 1 bộ giấy tiền vàng, 1 chai rượu để cúng và cầu cho năm mới có nhiều tài lộc, làm ăn tấn tới.
Tuy nhiên, chừng đó vẫn chưa đủ trên bàn thờ thần tài ngày Tết. Các bạn cần chuẩn bị:
Bàn thờ thần tài ngày tết cần chuẩn bị những gì?
Bài vị Thần Tài – Thổ địa
Khi chọn bài vị Thần Tài – Thổ địa các bạn nên chú ý chọn bài vị được khắc 4 câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim” hoặc 4 chữ “Chiêu tài tiến bảo”. Bài vị này được sử dụng để trang trí ngày Tết cho bàn thờ thần tài với ý nghĩa đem nhiều tài lộc, may mắn trong làm ăn. Ngoài ra, các bạn cũng có thể mua thêm 100 thỏi vàng để đặt trên bàn thờ thần tài ngày Tết.
Bài vị Thần Tài với nhiều mẫu mã kiểu dáng được yêu thích và ưa chuộng nhiều nhất hiện nay.
Mâm ngũ quả
Bàn thờ thần tài vào ngày Tết cũng cần được chuẩn bị mâm ngũ quả giống như bàn thờ gia tiên. Các loại quả các bạn có thể mua như:
- Đào: tượng trưng cho sự may mắn và thăng tiến.
- Lê (hoặc mận phụ): có ý nghĩa làm việc gì cũng luôn được thuận buồm xuôi gió.
- Lựu: tượng trưng cho sự sung tung, con cháu đầy nhà.
- Hồng hoặc quýt: tượng trưng cho sự thành đạt và phát triển.
- Quả phật thủ: có hình dáng giống bàn tay Phật nên tượng trưng cho sự bình an, vượt qua mọi sóng gió.
- Nải chuối xanh: không thể thiếu trên mâm ngũ quả trong bàn thờ thần tài ngày Tết với ý nghĩa là bao bọc, che chở và may mắn.
- Thanh Long: phát tài phát lộc.
- Bưởi hoặc dưa hấu: tượng trưng cho sự may mắn và ngọt ngào.
- Xoài: ý nghĩa là cầu cho tiêu xài không túng thiếu.
- Đu đủ: Đủ đầy, thịnh vượng.
Do bàn thờ thần tài có kích thước khá nhỏ nên các bạn có thể đặt mâm ngũ quả ngay dưới dưới đất, sát với khám thờ và ở chính giữa. Ngoài các loại quả trên, các bạn cũng có thể lựa chọn loại quả phù hợp với phong tục vùng miền nơi đang sống.
Đỉnh đồng và lư hương trang trí
Đỉnh đồng và lư hương là 2 thứ không thể thiếu trên bàn thờ thần tài ngày Tết. Các bạn nên chọn loại có độ bền cao, được chạm khắc đẹp mặt và tinh xảo. Các bạn có thể chọn chất liệu là sứ, đá hoặc kim loại đều được.
Tuy nhiên, khi dọn dẹp phần hương người dọn dẹp cần được sạch sẽ và ăn mặc thanh lịch. Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng nến thơm để đốt và tuyệt đối không được sử dụng khăn ướt để lau bàn thờ thần tài. Vì Thủy khắc Hỏa.
Đĩa đựng gạo, muối, nước, rượu
Mỗi lần thắp hương cúng thần tài các bạn phải thay đĩa đựng gạo, muối, nước và rượu. Và sau khi thực hiện nghi lễ xong thì lấy gạo và muối rải quanh nhà.
Tượng ông cóc
Tượng ông cóc trên bàn thờ Thần Tài ngày
Tượng được đặt bên trái của bàn thờ với ý nghĩa đón tài lộc và sinh khí vào nhà. Tuy nhiên, ban ngày các bạn để tượng ông cóc quay ra và buổi tối cần đặt quay vào.
Bát nước đựng cánh hoa hồng
Bát nước này có ý nghĩa là giữ cho tiền bạc không bị thất thoát và thường được đặt trên nền đất phía ngoài bàn thờ.
Ngoài ra, tại một số địa phương còn đặt thêm tỏi lên bàn thờ thần tài ngày Tết. 1 đĩa tỏi 5 củ tươi nguyên vẹn và có thể là 1 bó tỏi. Theo phong thủy, tỏi có ý nghĩa bài trừ các đạo chính vong binh, giúp gia đình bình an, đường tài vận được hanh thông.
Hướng dẫn bày bàn thờ thần tài ngày Tết
Sau khi đã chuẩn bị xong toàn bộ những thứ cần thiết cho bàn thờ thần tài các bạn cần phải chú ý đến việc bày sao cho đúng.
- Bài vị thần tài – thổ địa cần đặt chính giữa bàn thờ.
- Tượng Thần Tài và Thần Đất được đặt phía trước bài vị. Tượng Thần tài đặt bên Trái và Thần Đất đặt bên phải..
- 3 hũ gạo, muối và nước được đặt chính giữa phía trước bài vị tạo thành hình tam giác ngược. Trong đó hũ gạo, hũ muối ở 2 bên và hũ nước ở dưới cùng.
- Phía trước 3 hũ gạo, muối và nước đặt bát hương, 2 bên lần lượt là ông cóc (bên trái) và bình hoa (bên phải).
- Trước bát hương là 5 chén nước xếp thành hình chữ thập là tốt nhất.
- Bát nước rắc cánh hoa hồng đặt trước 5 chén nước.
- Bên cạnh đặt đĩa ngũ quả (mâm ngũ quả).
Cách bài trí bàn thờ thần tài - ông địa ngày tết
Đây là cách bày bàn thờ thần tài ngày Tết theo phong thủy. Bạn nên lưu ý vấn đề này để năm mới được nhiều tài lộc và may mắn hơn năm cũ.
Chọn hoa cắm bàn thờ thần tài ngày tết
Tương tự hoa cắm trên bàn thờ gia tiên ngày Tết, hoa cắm bàn thờ thần tài cũng cần phải chuẩn bị chu đáo. Không phải loại hoa nào cũng có thể sử dụng để cắm. Hoa cắm bàn thờ thần tài ngày Tết có thể chọn 1 trong 5 loại dưới đây:
- Hoa mẫu đơn: Loài hoa thể hiện cho sự trang nghiêm, mang nhiều ý nghĩa nên thường được sử dụng trong thờ cúng. Hoa mẫu đơn tượng trưng cho thịnh vượng, phồn vinh và quý phái. Đặt hoa này trên bàn thờ thần tài sẽ đem đến tài lộc, may mắn và hạnh phúc.
- Hoa cúc: Là loài hoa thể hiện cho sự sống, tài lộc và niềm vui. Các bạn có thể mua hoa cúc vàng hoặc cúc đại đóa đều được.
- Hoa đồng tiền: Mang tiền tài, phúc lộc đến cho gia đình. Mỗi màu mang một ý nghĩa riêng như: vàng – hạnh phúc và may mắn, cam - vui tươi, rực rỡ,...
- Hoa thủy tiên: giúp khử tà, đem cát tường đến cho gia đình bạn.
- Hoa lay ơn: Là loài hoa giúp xua đuổi tà ma, điều xấu và đem tài lộc, may mắn đến cho gia đình.
Cách lau dọn bàn thờ thần tài ngày tết
Lau bàn thờ thần tài rất quan trọng, tuy nhiên không phải ai cũng biết. Lau bàn thờ thần tài thường được áp dụng vào 1 trong 2 ngày là 13 và 14 tháng cuối cùng của năm cũ. Tuy nhiên, các bạn nên lau bàn thờ thần tài sau ngày ông Công ông Táo về trời.
Vì theo quan niệm dân gian đây là thời điểm thích hợp để dọn dẹp và đặc biệt là cách thể hiện sự thành của mình đối với các vị thần.
Thứ tự lau dọn bàn thờ thần tài ngày tết:
- Thứ 1: Dọn các thứ trên bàn thờ thần tài để tại 1 góc riêng sạch sẽ.
- Thứ 2: Quét dọn tàn hương, bụi và mạng nhện bàn thờ. Sử dụng khăn khô để lau bụi và tuyệt đối không sử dụng khăn ướt để lau. Lưu ý: không di chuyển lư hương nhiều. Dùng tay để gạt tàn nhang xuống.
- Thứ 3: Vệ sinh ông Thần Tài và Thần Đất cần lựa chọn 1 vị trí riêng, dùng khăn riêng và chậu riêng. Nên nấu nước lá bưởi để vệ sinh và lau thật sạch.
- Thứ 4: Lau dọn sạch xung quanh bàn thờ và sắp xếp lại vị trí như cũ.
Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài ngày Tết chuẩn nhất
Ngoài ra, khi vệ sinh bàn thờ thần tài ngày Tết các bạn nên sử dụng 1 bộ vệ sinh riêng, không tùy tiện rút chân hương trong lư hương vứt đi.
Một số chú ý khi bày bàn thờ ngày tết
Cuối cùng, để đem tài lộc, may mắn, phục thọ tới cho gia đình mình các bạn cần lưu ý một số vấn đề trong cách bày biện bàn thờ thần tài vào ngày Tết như sau:
- Giữ bàn thờ luôn được sạch sẽ.
- Bày biện tỉ mỉ, chu đáo hợp phong thủy.
- Khi trời mưa to có thể đem 2 vị thần này đặt trong một chậu sạch đặt ngoài trời mưa để tắm rửa cho 2 vị.
- Nên cúng những đồ ngọt vì theo quan niệm 2 vị rất thích đồ ngọt.
- Không để hoa, lá héo trên bàn thờ
Với những chỉ dẫn ở trên,Xưởng Gỗ Đẹp hy vọng các bạn đã biết cách chuẩn bị và bài trí cho bàn thờ thần tài ngày Tết. Chúc các bạn sang năm mới gặp nhiều may mắn, có nhiều tài lộc. Nhớ thường xuyên theo dõi https://xuonggodep.vn/ để nhận được nhiều tin tức về bày trí bàn thờ ngày tết nhé!
Tham khảo các bài viết liên quan: