-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cúng Bàn Thờ Thần Tài Ngày 23: Hướng Dẫn Và Lưu Ý Khi Làm
Ngày đăng: 23/02/2021Mỗi khi năm hết Tết đến, cúng bàn thờ thần tài ngày 23 cần làm những gì là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Bởi mỗi gia đình đều muốn gạt bỏ những muộn phiền, kém may mắn của năm trước và mong muốn đón nhận may mắn và hạnh phúc trong năm tiếp theo. Thời gian này có rất nhiều thủ tục cần làm trong đó có cúng bàn thờ thần tài ngày 23. Việc làm này là rất quan trọng, vậy cúng bàn thờ thần tài ngày 23 cần phải làm những gì và như thế nào là đúng cách? Hãy theo dõi những lưu ý dưới đây của Xưởng Gỗ Đẹp để áp dụng thật chính xác vào gia đình nhé!
Hướng dẫn cách cúng bàn thờ thần tài ngày 23
Theo phong tục từ xa xưa, hàng năm dịp tết đến, các thành viên gia đình sum họp, quây quần thì một số gia đình theo lệ lau dọn sạch sẽ bàn thờ gia tiên, tỉa chân nhang trong năm, hay cúng bàn thờ Thần Tài ngày 23. Việc làm này thể hiện sự quan tâm, thành kính với bề trên cũng như bày tỏ mong muốn lại đón thêm một năm mới an khang, công việc, gia đình mọi điều thuận lợi, tài lộc đầy nhà. Với các gia đình có công việc kinh doanh xa gần, lớn nhỏ thì thậm chí đây là một thủ tục bắt buộc. Như vậy thời điểm thích hợp nhất trong năm để cúng bàn thờ thần tài chính là ngày 23 tháng Chạp.
Nối tiếp sau khi làm Lễ đưa tiễn ông Công ông Táo bay về chầu trời bẩm báo với thiên đình, để cụ thể sự thành tâm của mình với vị thần cai quản tiền bạc, tài lộc, các gia đình sẽ dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ, tỉa chân nhang, khoác cho vị thần bộ quần áo mới.
Hướng dẫn cách cúng bàn thờ thần tài ngày 23
Chuẩn bị đồ cúng bàn thờ thần tài ngày 23
Một lưu ý nhỏ đối với mọi gia đình trước khi cúng bàn thờ thần tài ngày 23 đó là phải tự tay lau dọn nhà với nước thơm, không được để nhà cửa nhiều bụi bặm, hôi hám. Sau đó gia chủ cần chuẩn bị một số đồ lễ như sau:
-
Nến thắp (có thể dùng đèn cầy thay thế);
-
Hương, nhang thơm;
-
3 cốc nước, và 3 ly rượu nhỏ;
-
Gạo tẻ (tuyệt đối không nên dùng gạo nếp);
-
Vàng mã, chủ yếu là tiền vàng, mũ mã quần áo của thần tài;.
-
Muối hạt nhỏ; Thuốc lá.
-
Thịt heo luộc (đảm bảo có đủ cả da, mỡ, nạc), 3 con tôm và 3 quả trứng gà;
-
Hoa tươi để cúng (Thường hay dùng nhất là hoa cúc vàng, hoa đồng tiền…).
-
Vài đồng tiền lẻ tượng trưng;.
-
1 đĩa bánh kẹo, nên chọn mỗi thứ kẹo một ít, đa dạng;
-
1 quả cau và lá trầu đặt trên đĩa; đậu xanh.
Ngoài ra tùy điều kiện gia đình và sở thích cá nhân của gia chủ thì có thể chuẩn bị thêm một hoặc một số món ăn mặn như cá nướng, thịt quay nhưng nên đảm bảo tiết kiệm không lãng phí và cũng không nên thiếu bất cứ thứ gì.
Chuẩn bị đồ cúng bàn thờ thần tài - thổ địa
Tiến hành cúng bàn thờ thần tài ngày 23
Sau khi đã chuẩn bị đủ các lễ vật, ta bắt tay vào tiến hành cúng bàn thờ thần tài ngày 23. Gia chủ phải thắp 03 nén hương với mục đích báo cáo các vị thần linh biết rằng nhà mình chuẩn bị cúng và lau dọn bàn thờ, thành kính mời các vị thần lánh tạm đến nơi khác trong thời gian này. Vệ sinh bàn thờ thần tài phải tuyệt đối chú ý nguyên tắc cẩn thận, tránh rơi vỡ, xê dịch làm mất vị trí cân bằng vốn có của các đồ thờ cúng trên bàn thờ thần tài. Gia chủ cũng có thể chọn người trong gia đình để đảm bảo việc thực hiện tuần tự, không xảy ra những điều không may.
Rút chân nhang bàn thờ thần tài tuyệt đối phải thực hiện một cách nhẹ nhàng, tỉ mỉ, rút từng chân nhàng một, hạn chế việc rút cùng lúc nhiều chân nhang. Ngoài ra không phải rút chân nhang là bỏ hết trên bát thờ mà nên để lại một số chân hương được cắm đẹp, có hướng chân đẹp và theo các số lẻ 3,5,7,... chứ không được để số chẵn 2,4,6,... Số chân nhang được rút bớt, gia chủ có thể đem đi hóa hoặc có thể cắm ở gốc cây trong diện tích đất gia đình.
Những đồ vật đặc biệt là đồ thờ, sau khi lau dọn sạch sẽ và làm thủ tục rút chân nhang bàn thờ thần tài xong xuôi thì cần phải đặt lại y hiện trạng ban đầu, tránh mất mát hay vô ý làm biến dạng. Tro trong bát hương bàn thờ thần tài cần phải thay thế, sau khi thay xong mới hoàn thiện việc cúng bàn thờ thần tài ngày 23.
Thực hiện thay tro bát hương thần tài ngày 23
Thủ tục này như đã đề cập ở trên, gia chủ cần chuẩn bị một ít cát trắng, tro cùng gạo nếp trắng. Sau khi đổ hoàn toàn tro cũ ở trong bát hương thần tài cũ ra ngoài, thực hiện lau sạch bát hương cả trong và ngoài bằng khăn ướt, để khô ráo. Bổ sung tro trong bếp hoặc dùng cát trắng bỏ vào bát hương, tiếp tục cắm chân nhang cũ đã được lựa chọn và sử dụng trong năm tiếp theo.
Để cẩn thận hơn, nên vệ sinh tổng thể một lần nữa nhưng vị trí xung quanh đặt bát hương và thờ thần tài để việc cúng bàn thờ thần tài ngày 23 được trọn vẹn. Thủ tục thay tro cũng được ví như gột rửa hết những sai lầm, những gì không được trong năm cũ và hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.
Thực hiện thay tro bát hương thần tài ngày 23
Một số lưu ý khi thay tro bát hương thần tài để lễ cúng bàn thờ thần tài ngày 23 được trọn vẹn
-
Nên chọn lựa tro đốt rơm bởi ưu điểm sạch sẽ và tính truyền thống mang những ý nghĩa về tâm linh hơn là dùng nhiều cát hay gạo..
-
Thực hiện việc bỏ cát trong bát hương thờ thần tài phải được thực hiện dứt khoát, tránh việc rơi rớt và dịch chuyển quá nhiều.
-
Nên sử dụng mảnh vải sạch hoặc khăn đủ lớn trải lên rồi nhấc bát hương bàn thờ thần tài ra. Giữ lại một ít khoảng 1/3 lượng tro cũ, tiếp tục đổ tro cát trắng vào khi đầy 2/3 bát hương thần tài thì dừng lại. Lưu ý khi đổ quá nhiều cát mới thì khi thờ cúng cắm nhang khiến bát hương nhanh đầy, phải vệ sinh thường xuyên, ngược lại nếu ít cát quá thì cắm hương sẽ khó khăn, không chắc chắn.
-
Nên sử dụng một số vật dụng gia dụng để xúc cát ra bên ngoài như thìa đảm bảo tính trang trọng, tôn nghiêm, cần tỉ mỉ và cẩn thận lau sạch bàn thờ khi đặt lại
-
Cần lau dọn sạch thật sạch vị trí rồi mới đặt bàn thờ thần tài vào vị trí cũ.
Hãy đến với thương hiệu Xưởng Gỗ Đẹp để nghe những chuyên gia tư vấn và tham khảo về cách cúng bàn thờ thần tài ngày 23 và lựa chọn đặt mua những sản phẩm bàn thờ thần tài chất lượng với mẫu mã đa dạng, bền đẹp theo thời gian mà giá cả cực mềm. Đừng quên theo dõi https://xuonggodep.vn/ để cập nhận được nhiều tin tức về nội thất phòng thờ nhé!
Bài viết liên quan: