Thăp hương rằm tháng 7 - Cách bày biện mâm cơm cúng đầy đủ

Ngày đăng: 25/05/2021

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì? Cần biết những lưu ý gì khi sắp xếp bàn thờ cúng rằm ? Đây là những câu hỏi mà đa số gia đình Việt cùng thắc mắc và cần lời giải đáp từ các chuyên gia. Từ xa xưa đến nay, thờ cúng là nét phong tục tập quán của Việt Nam. Trong đó hai ngày cúng rằm quan trọng nhất là rằm tháng giêng và rằm tháng 7. Mỗi ngày rằm mang đến một ý nghĩa thờ cúng khác nhau. Nếu như rằm tháng giêng là thời điểm con cháu cầu mong một năm mới sung túc đủ đầy, tràn đầy may mắn trong con đường công danh sự nghiệp. Rằm tháng 7 mang ý nghĩa sâu lắng hơn, lúc chúng ta làm mâm cúng để tưởng nhớ những người đã khuất. 

Mâm cúng ngày rằm tháng 7

Mâm cúng ngày rằm tháng 7

Thắp hương rằm tháng 7 có ý nghĩa gì?

Rằm tháng 7 được gọi một cái tên khác là Lễ vu lan báo hiếu. Theo thói quen của hầu hết đại đa số người Việt, họ thường làm lễ cúng tại gia hoặc đến chùa chiền để cầu nguyện cho cha mẹ, người thân dưới suối vàng được an yên chốn âm thế. 

Ngay từ sáng sớm ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, gia chủ đã sửa soạn mâm cơm cúng rằm chu đáo nhất để dâng lên bàn thờ. Trong quan niệm dân gian của người Việt, tháng 7 không chỉ là lúc chúng ta nhớ về cội nguồn tổ tiên, mà còn là tháng của người âm. Để tích nhiều phúc đức và may mắn trong cuộc sống, các gia đình làm theme mâm cúng chúng sinh cho những hồn ma cơ nhỡ, không nơi ở hay chốn nương thân. Đây được xem là hành động làm việc thiện, giúp đỡ những người nghèo khó. Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì để thể hiện hết ý nghĩa sao cho đúng và đầy đủ nhất. Sau đây là một vài lưu ý và giải đáp cho câu hỏi thắp hương rằm tháng 7 cần những gì? 

Thắp hương rằm tháng 7 thắp hương ngày nào thì tốt? 

Theo truyền thuyết dân gian kể lại, hằng năm từ đầu tháng 7, Diêm Vương sẽ mở cửa địa ngục để thả những oan hồn được trở về trần gian, hưởng những lễ vật đồ cúng của người trần. Sau 12h đêm ngày 14/7, cánh cửa chính thức đóng lại và linh hồn bắt buộc trở về địa ngục, chốn đày ải âm thế. Theo quan niệm của ông bà xưa, đây là tháng không may mắn nên mọi việc quan trọng cần phải dời sang thời gian tới để giải quyết. 

Để người và ma quỷ đều bình an, mỗi gia đình có phong tục làm mâm cúng rằm tháng 7, với mục đích sẽ không bị ma quấy rối, gây ra những điềm xui trong sự nghiệp cũng như cuộc sống vào khoảng thời gian đó. Ngoài ra, việc làm mâm cúng rằm tháng 7 còn thể hiện thái độ từ bi của người trần với những oan hồn vất vưởng, không chốn dung thân và chịu nhiều khổ cực dưới địa phủ. Rằm tháng 7 thắp hương ngày nào thì tốt? Người ta thường chọn một số ngày nhất định trong tháng 7 để tổ chức cúng rằm như: ngày mùng 1, mùng 2, ngày 14, 15 và ngày cuối tháng 7.

Nên thắp hương rằm tháng 7 vào thời điểm nào trong ngày ?

Sau khi chọn được ngày làm mâm cúng rằm tháng 7, bạn nên tìm hiểu để phân biệt cúng ông bà tổ tiên và mâm cúng chúng sinh cũng như thắp hương rằm tháng 7 cần những gì để  cúng hợp lý. Nhiều gia đình hiện nay có thói quen cúng gộp hai lễ vu lan báo hiếu và lễ cúng cô hồn một lần tuy nhiên đây là việc làm không nên. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tâm linh, lễ vu lan để bày tỏ lòng báo hiếu của con cháu đến bậc sinh thành cha mẹ, cần được thực hiện tại bàn thờ gia tiên vào ban ngày.

Nên thắp hương rằm tháng 7 vào ngày nào trong ngày?

Nên thắp hương rằm tháng 7 vào ngày nào trong ngày?

Ngược lại, lễ cúng chúng sinh( cô hồn ) cần được làm ở ngoài cổng vào ban đêm để những oan hồn tháng 7 đi ngoài đường có thể dễ dàng nhận lộc cúng từ các gia đình. Đây là hai điều hoàn toàn khác nhau mà gia chủ nên lưu ý để tránh phạm phải sai lầm.

Chuẩn bị để thắp hương rằm tháng 7 cần những gì?

Tùy theo phong tục từng vùng miền cũng như điều kiện mỗi gia đình để mâm cúng dâng lên bàn thờ đứng là nhiều hay ít. Về cơ bản gia chủ không cần quá phô trương cầu kỳ, quan trọng cần có lòng thành kính hướng về ông bà tổ tiên và sự từ bi với những kiếp người không may mắn đã khuất. Lễ thắp hương ngày rằm tháng 7 thường có ba lễ chính: cúng Phật, cúng Ông bà tổ tiên và cúng chúng sinh. Mỗi lễ cúng bao gồm cách thức bố trí và sắp xếp bàn thờ khác nhau.

    Cúng Phật 

    Hiện nay, bên cạnh bàn thờ cúng ông bà gia tiên, mỗi gia đình đều đặt thêm bàn thờ Phật, đặc biệt là những người theo Đạo. Cúng Phật  là cách giúp con người giải tỏa những căng thẳng, áp lực trên trần thế, hướng về lối sống từ bi, thiện nguyện và an yên. Theo giáo lý nhà Phật, mâm cỗ dâng cúng chỉ cần đơn giản bao gồm các món chay, quan trọng là tấm lòng thành của gia chủ. 

    Bàn thờ Phật cần được đặt ở nơi cao nhất của bàn thờ vì Phật là đấng tối cao, soi chiếu tất cả mọi thứ trên đời. Rằm tháng 7 thắp hương hoa gì? Đây là câu hỏi mà bạn đọc luôn quan tâm để lựa chọn loại hoa phù hợp cho không gian thờ cúng. Nếu chọn hoa tươi nên chọn hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,..vừa có màu sắc đẹp vừa mang ý nghĩa đem lại tài lộc, may mắn. 

    Lễ cúng ông bà gia tiên

    Đây được xem là lễ cúng quen thuộc của mỗi gia đình Việt Nam. Mỗi vùng miền có quan niệm về mâm cơm cúng khác nhau, tuy nhiên gia chủ cần lưu ý một số vật phẩm quan trọng không thể thiếu: Gà trống luộc để nguyên con được tạo hình đẹp và đĩa xôi trắng hoặc bánh chưng không cắt miếng. Ngoài ra, xung quanh bàn thờ cần chuẩn bị rượu, trái cây, hoa tươi,.. 

    Để phục vụ cho nhu cầu thờ cúng hiện nay, có rất nhiều cửa hàng vàng mã chuyên cung cấp các sản phẩm tiền vàng và vật dụng dành cho người âm. Tùy điều kiện của từng nhà để sắm vật dụng dâng cúng tổ tiên như quần áo, giày dép, xe cộ,.. Ý nghĩa của hành động đốt vàng mã để giúp người đã khuất có cuộc sống đầy đủ tiện nghi. 

    Mâm cúng thắp hương ngày rằm tháng 7 cơ bản cần những gì? Bạn có thể làm những món mặn như xôi gà, cơm, nem cuốn, cá thu rán, bò kho,.. tùy theo nhu cầu và thói quen ăn uống của địa phương.

    Mâm cơm cúng thắp hương rằm tháng 7 bàn thờ gia tiên

    Mâm cơm cúng thắp hương rằm tháng 7 bàn thờ gia tiên

    Lễ cúng chúng sinh

    Trái ngược với mâm cúng gia tiên, lễ cúng chúng sinh, hay những cô hồn tháng 7 thường được thực hiện ngoài trời hoặc trước cổng ngôi nhà. Lễ vật cúng chúng sinh bao gồm: gạo, muối trắng, cháo, hoa quả, bánh kẹo, tiền vàng, nhang, nến,...  Gia chủ cần bày trí mâm cúng với nhiều màu sắc khác nhau để trở nên đẹp mắt, đồng thời đọc văn khấn để cầu cho các linh hồn được siêu thoát và tránh khỏi đày ải cùng cực. 

    Nghi thức cúng cô hồn bao gồm:

    • 1 đĩa muối gạo

    • 1 bát cháo trắng 

    • 12 cục đường thẻ

    • Tiền vàng, áo giấy

    • Ngô rang, khoai lang, ngô luộc,  sắn luộc,..

    • Mía

    • Bánh kẹo, tiền vàng

    • 3 ly nước, 3 cây nhang, 2 ngọn nến. 

    Về việc có nên làm lễ cúng chúng sinh tại nhà hay không thì hiện nay mỗi người có một quan niệm riêng. Theo Thượng tọa Thích Đồng Huệ, "đất có thổ công, sông có hà bá" thế nên các gia đình chỉ nên cúng thổ công, gia tiên. Còn cúng chúng sinh thì nên đến các đền chùa, những nơi thờ cúng tập trung. Vào dịp này, nếu gia đình thành tâm thì nên phóng sinh chim hay cá sẽ rất tốt.

    Hy vọng bài viết vừa rồi của Xưởng Gỗ Đẹp chia sẻ tới quý bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa thắp hương rằm tháng 7 cũng như cách bài trí, sắp xếp bàn thờ cúng sao cho hợp lý và đúng phong thủy.

    Hãy liên hệ ngay với Xưởng Gỗ Đẹp để nhận được sự tư vấn và báo giá sớm nhất qua

    Hotline: 0901 029 666 -  0926 515 666

    Website: https://xuonggodep.vn/

    Xem thêm:

    1. Thắp hương ngày tết đúng cách và thu hút tài lộc năm mới
    2. Thắp hướng ngày 5/5 và một số lưu ý cần phải biết
    3. Nên thắp hương vào giờ nào trong ngày và Lưu ý quan trọng
      Viết bình luận của bạn:
      Bình luận (1 bình luận)
      binh-luan

      Chunsejes

      19/04/2022

      [url=https://bestadalafil.com/]cialis prices[/url] Philadelphia Pa Lippincott Williams Wilkins Figure Zfkebz Pimple Cialis Rwzczq Lasix Finland https://bestadalafil.com/ - best place to buy cialis online

      icon icon icon